Trang sức xuất hiện trong đời sống con người từ thời tiền sử cách đây khoảng 80.000 năm và như vậy chúng ta có thể thấy rằng khởi nguồn của lịch sử trang sức là khi con người xuất hiện và đồng hành cùng với sự phát triển của xã hội loài người.
Trước khi văn hóa ăn mặc ra đời con người đã biết làm đẹp bằng trang sức. Từ những dụng cụ cầm tay thô sơ các món trang sức đầu tiên được làm ra là những vật dụng sẵn có trong thiên nhiên như vỏ sò, vỏ ốc, lông thú, răng thú, xương thú, gỗ, đá…
Trang sức vỏ sò đầu tiên được làm do người Homo Spaniens (Châu Phi) có niên đại đồ đá cách đây khoảng 80.000 năm và được phát hiện ở trong hang động Blombos (Nam Phi). Trang sức thiên nhiên được phổ biến rộng rãi vào thời kỳ giống người Cro-Magnons (thuộc chủng Homo Spaniens) di cư từ Trung Đông sang Châu Âu cách đây hơn 40.000 năm, họ đã sáng tạo nhiều kiểu như vòng cổ, lắc tay…
Những vỏ sò, vỏ ốc được người cổ xưa đục lỗ để xâu thành chuỗi. |
Ngoài chức năng làm đẹp trang sức còn thể hiện sự giàu có, quyền lực đồng thời cũng mang ý nghĩa tâm linh. Tổ tiên loài người tin rằng mang trang sức giúp chống lại những mối nguy hiểm, ngăn ngừa cái xấu, giúp chữa khỏi bệnh tật và đem đến hạnh phúc cho người đeo.
Chuỗi bằng vỏ ốc của người Việt cổ thời văn hóa Đông Sơn. | |
Người cổ xưa theo đạo thần vật thường đeo lên người những trang sức được làm từ thú vật với niềm tin là mong muốn những thuộc tính vượt trội của thú vật (nhanh nhẹn, khôn ngoan, hùng dũng, ẩn nấu…) sẽ truyền vào cơ thể của người đeo. (Trang sức của người da đỏ ở Mỹ). | |
Các bộ tộc dùng trang sức để phân biệt địa vị của người đeo nó. Trang sức của thủ lĩnh bộ tộc Mario (New Zealand) búi tóc với một cái lược bằng xương thú và cài lên tóc những chiếc lông chim. | |
Người cổ xưa Inđonesia làm đẹp bằng răng lợn dạng dẹp hoặc xoắn xỏ hai bên mũi. | |
Người Sara Kaba (Châu Phi) với tục lệ gắn trang sức ở môi miệng. | |
Trang sức gần như được đeo ở mỗi bộ phận của cơ thể với nhiều chất liệu khác nhau (người Borneo ở Châu Á). | |
Trang sức của bộ tộc Dabomey (Châu Phi). | |
Đá quý khắc gương mặt của các vị thần được thổ dân vùng Mesoamerica (Trung Mỹ) đeo trong các buổi tế lễ. | |
Khuyên tai bằng đá của người Việt cổ xưa thời văn hóa Đông Sơn. |
Cách đây khoảng 7000 năm trước Công nguyên con người đã luyện được hợp kim đồng đánh dấu sự ra đời của trang sức bằng kim loại.
Người Kayan (Miến Điện) đeo những vòng bằng đồng ở cổ để phân biệt giới tính. | |||
Trang sức nhẫn, vòng, hoa tai bằng đồng của người Việt cổ vào thời văn hóa Đông Sơn. | |||
|
Trang phục bao tay, móc khóa thắt lưng bằng đồng của các chiến binh thời xưa. |
Ai Cập là quốc gia khai sáng dòng trang sức nữ trang vàng bạc đá quý. Khoảng năm 3.500 – 3.000 trước Công nguyên khi người Ai Cập có thể nung nóng chảy vàng để dát mỏng và tạo hình, trang sức bằng vàng cũng ra đời. Từ đó vàng luôn là kim loại được yêu thích nhất trong nghệ thuật tạo tác nữ trang vì màu sắc ấm áp, vẻ sáng bóng và độ bền của nó. Và người Ai Cập chọn chiếc nhẫn bằng vàng làm biểu tượng hôn nhân do màu vàng tượng trưng cho mặt trời thể hiện một thế lực siêu nhiên và một vòng tròn không có điểm chấm dứt thể hiện tình yêu bất diệt.
Cùng với sự phát triển kỹ thuật chế tác nữ trang ngày càng tinh tế, sắc sảo, ngoài trang sức vàng người Ai Cập cổ đại còn biết tạo nhiều chất liệu mới như bạc, nhôm, thủy tinh tổng hợp… và đặc biệt là kỹ thuật cắt mài bóng đá quý tinh xảo đã cho ra đời dòng trang sức nữ trang đá quý.
Ai Cập cổ đại có sáu sắc màu dùng trong nữ trang đá quý: Màu vàng (Gold) tượng trưng cho mặt trời thể hiện năng lực trường tồn; Màu đỏ (Carnelian) tượng trưng cho sự sống và chiến thắng; Màu xanh dương (Lapis lazuli) tượng trưng cho trời và nước thể hiện quyền lực thống trị và hồi sinh; Màu xanh lá (Emerald) thể hiện sức sống và hồi xuân; Màu trắng (Silver) mang ý nghĩa thiêng liêng thường dùng trong các vật dụng của nhà thờ; Màu đen biểu tượng cho cái chết và sự hủy diệt.
Trang sức vàng bạc đá quý vừa làm đẹp vừa thể hiện sự giàu có, quyền lực đồng thời mang lại sự may mắn, giúp ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hồi xuân…
Trang sức không chỉ dành cho người sống mà người xưa tin rằng chôn nhiều châu báu theo người chết sẽ giúp giữ vững sự giàu có, quyền lực và nhan sắc khi hồi sinh. Châu báu được chôn nhiều nhất vào thời các triều đại Pharaonic (Ai Cập).
Trang sức vương miện, mề đay, nhẫn bằng vàng, đồng, đá quý được chôn theo các lăng mộ của các vua Pharaonic (Ai Cập).
Trang sức vàng, đá quý hình con bọ cạp (biểu tượng của triều đại Pharaonic Ai Cập) dạng mề đay, nhẫn, dấu ấn thể hiện sức mạnh hồi sinh bất tử của người dùng nó.
Trang sức vàng, đá quý hình con kền kền (biểu tượng của đấng sáng tạo loài người ở Ai Cập) dạng vương miện, mề đay, nhẫn thể hiện sự thịnh vượng, thành công và quyền lực của người đeo nó. Thường các nữ hoàng Ai Cập hay đeo biểu tượng này.
Trang sức vàng, đá quý hình con rắn (biểu tượng linh vật của Ai Cập) dạng vương miện thể hiện sức mạnh chiến đấu và dễ lừa được quân địch. | |
Trang sức vàng, đá quý hình con mắt (biểu tượng con mắt của Horus Ai Cập) dạng mề đay mang lại sự an toàn, sức khỏe, sự khôn ngoan và thịnh vượng cho người đeo. | |
Trang sức dạng chuỗi hạt là vật biểu trưng cho bùa hộ mạng. Trang sức dạng vòng đá opal màu đỏ (màu của sự sống và chiến thắng), ngà voi khắc hình con chim và cá (vật linh của Ai Cập cổ xưa) để ngăn chặn cái xấu đồng thời thể hiện sức sống và niềm tin chiến thắng. | |
Thời Ai Cập cổ đại, phụ nữ mang thai và trẻ em luôn đeo bên mình mề đay có hình thần Bes để an lành trong thời kỳ sinh nở và bảo vệ trẻ em thoát khỏi sự đe dọa của các vị thần xấu. | |
Trang sức không chỉ mang lại những điều tốt lành cho người sống mà còn cho người đã khuất. Người chết thường được mang theo mề đay Djed (hình xương sống của thần chết Osiris) màu xanh lá để mau chóng được hồi sinh. | |
Nữ hoàng Cleopatra luôn đeo bên mình viên ngọc màu xanh lá Emerald để giữ mãi nét xuân. |
Người Việt cổ đeo trang sức bằng bạc như một cái bùa để giữ hồn, kỵ gió và đuổi tà ma. |
Sắc màu mang ý nghĩa quan trọng trong trang sức Ai Cập. Người Ai Cập chỉ dùng hạn chế những loại vàng bạc đá quý thuộc sáu màu cơ bản: đỏ, xanh dương, xanh lá, vàng, trắng và đen. Nhìn chung trang sức Ai Cập thể hiện sự giàu có và quyền lực nên thường lớn, nặng, thô. Trong khi đó trang sức ở vùng Mesopotamian (Trung Á, 2400-2600 năm trước Công nguyên) thanh mảnh hơn và thường là những lá vàng mỏng gắn với nhiều loại đá quý. Người Assyria (Irắc) thường đeo vòng chân, vòng cổ gắn đá quý và đặc biệt là đeo cái bùa để bảo vệ cho người sống và cả người đã khuất.
Hy Lạp cổ đại mãi đến năm 1400 trước công nguyên mới biết dùng vàng và đến năm 300 trước công nguyên mới biết đá quý. Kể từ sau sự sụp đổ của thành Troy, nữ trang Hy Lạp phong phú và đa dạng, phản ánh sự phồn thịnh của xã hội bấy giờ. Trang sức tinh tế, mảnh nhẹ bằng vàng với thiết kế lấy cảm hứng từ thiên nhiên như hoa lá, động vật và làm những chiếc nhẫn có gờ để gắn đá quý.
Hy Lạp cổ đại (cách đây 2000 năm) sáng tạo vòng nguyệt quế bằng vàng để ban thưởng cho người hùng thắng trận. | |
Hoa tai bằng vàng có dạng chim bồ câu, thần Eros (thần ái tình), thần Nike (thần chiến thắng) là kỷ vật dành cho nam giới tặng người yêu trước khi xung trận với thông điệp là nhanh chóng đem về tin mừng chiến thắng và đồng thời cũng thể hiện tình yêu nồng cháy dành cho người yêu. |
Khởi thủy trang sức La Mã (Roman) chịu ảnh hưởng của Ai Cập cổ đại và có nét giống Hy Lạp cổ đại. Người La Mã cổ đại đeo hoa tai, mề đay, nhẫn và cũng đeo bùa để ngừa cái xấu. đđ
Đến năm 300 trước Công nguyên dòng trang sức La Mã cổ đại theo khuynh hướng chạm khắc hình thú vật, vị thần, vua chúa và ngọc trai là loại đá quý ưa chuộng trong trang sức. Nam giới bắt đầu giảm bớt đeo nhiều loại trang sức và sau cùng là chỉ dùng mỗi trang sức nhẫn.
Sang giai đoạn Trung cổ (thế kỷ 5 – 15) do đế chế La Mã sụp đổ kèm theo bùng phát dịch bệnh làm suy thoái toàn Châu Âu. Trong suốt 10 thế kỷ con người sống trong sự đàn áp, sợ hãi và tuyệt vọng. Việc dùng trang sức không được xã hội hoan nghênh, trừ tầng lớp quý tộc, rất ít người đeo trang sức. Trang sức trong giai đoạn này theo xu hướng gắn những loại đá quý mang ý nghĩa giải độc, chữa bệnh và chống cái xấu. Những biểu tượng linh vật như rồng, rắn, cóc, thần ái tình (Cupid), đôi cánh của thần Mercury, thần sắc đẹp (Venus) được đeo với niềm tin mong muốn đem đến tương lai tốt đẹp.
Sự xuất hiện của Thiên chúa giáo đã cho ra đời dòng trang sức tôn giáo đặc trưng của thời trung cổ. Trang sức khắc hình thánh giá, ba ngôi, cuộn tròn, bước sóng… bắt đầu phổ biến trong giai đoạn này.
Người Rome đeo nhẫn gắn đá quý cẩm thạch để bảo vệ sức khỏe | |
Trang sức hình chữ thập (Celtic Cross) của Thiên chúa giáo tượng trưng cho thế giới quan gồm không khí, trái đất, lửa và nước. | |
Trang sức đan chéo xoắn vào nhau dạng nút thắt (Celtic Knot) tượng trưng cho tình bạn, tình yêu lâu bền vững chắc đồng thời cũng là sự kết nối mọi điều trong cuộc sống. | |
Trang sức dạng ba ngôi (Trinity Knot) tượng trưng cho sự luân chuyển các mùa trong năm, sự luân hồi của cuộc sống, chết và hồi sinh. | |
Hổ phách thịnh hành trong giai đoạn này vì đạo Thiên chúa tin rằng hổ phách thấm đẫm sức mạnh ma thuật giúp cho người sở hữu nó an toàn và mang lại nhiều chiến tích nên rất được những kỵ binh và thợ săn ưa chuộng. | |
Ngọc Garnet là biểu tượng linh vật của đạo Thiên chúa giáo. Trong trận lụt Đại hồng thủy ông Nô ê (Noah) đã treo ngọc Garnet trên con thuyền trong suốt 40 ngày đêm để rọi sáng dẫn đường đến tân thế giới. |
Chuyển sang thời Phục hưng (thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 17) cho đến ngày nay, trang sức nữ trang đã đạt đến mức hoàn thiện. Qua giai đoạn đen tối (thời kỳ trung cổ) xã hội dần ổn định, con người sống trong an bình thoát khỏi chiến tranh và dịch bệnh nên xuất hiện thêm một dòng trang sức thể hiện sự yên vui, trong lành và thuần khiết. Thể hiện đặc trưng nhất ở Anh quốc vào thời đại nữ hoàng Victoria với dòng trang sức Victoria (1837-1901). Đặc trưng của dòng trang sức này là trang sức theo bộ dạng trâm cài tóc, cặp kẹp tóc và áo, mề đay, nhẫn… khắc hình con rắn, chùm nho, hoa, chim mô phỏng hình ảnh vườn địa đàng tượng trưng cho sự thuần khiết, dịu hiền và kim cương là loại đá quý giá trị nhất trong trang sức Anh quốc. Trâm cài tóc và mề đay gắn thạch anh là đặc trưng của dòng trang sức kiểu Scottish cũng được dùng phổ biến.
Chiếc nhẫn (thế kỷ 17) bằng vàng có hình mái nhà thể hiện sự an bình. |
Cùng thời ở Pháp cũng xuất hiện dòng trang sức mới (Art Nouveau) có dạng hình chim, hoa, bướm, rồng, nàng tiên cá hay những gương mặt thanh tú của phụ nữ và đàn ông.
Bước sang thế kỷ 19, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã chuyển đổi thiết kế trang sức theo xu hướng nghệ thuật (Art Deco). Đá quý được cắt theo nhiều kiểu tinh xảo và bắt mắt như kiểu cắt emerald, hình tam giác, hình ngũ giác, hình thang… và đặc biệt là phổ biến dùng kim loại sáng màu như bạc, vàng trắng, bạch kim trong trang sức. Chính sự ra đời của vàng trắng đã tạo nên dòng trang sức tương phản. Đó là sự kết hợp sáng tạo giữa vàng kim và vàng trắng trên cùng một trang sức hoặc sự kết hợp giữa đá quý màu đen và màu trắng hay đá sáng màu với đá tối màu rất đặc trưng cho dòng trang sức nghệ thuật Art Deco.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm phong phú thêm nhiều kiểu cắt đá quý, kim loại, đá tổng hợp mới. Ngày nay con người đeo trang sức phần lớn là để làm đẹp nên có khuynh hướng chọn nữ trang nghệ thuật, bên cạnh đó nhiều người đeo trang sức để biểu hiện tôn giáo, địa vị, sự giàu có và cả tâm linh theo xu hướng đeo trang sức đá quý theo phong thủy. Dựa theo tháng sinh, tuổi (mạng) kết hợp với nghề nghiệp và giới tính sẽ chọn lựa đeo loại nữ trang đá quý phù hợp để đạt được những điều mình mong muốn.